8 Loại Nước Uống Cho Trẻ Bị Sốt Siêu Vi An Toàn, Dễ Kiếm

Trẻ bị sốt siêu vi thường mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm, có thể có tiêu chảy... Vì vậy, khi chọn nước uống cho con, mẹ cần đảm bảo 3 tiêu chí sau:

  • Thành phần tự nhiên hoặc đã qua kiểm định an toàn, không có tác dụng phụ khiến tình trạng của bé nặng hơn.
  • Bổ sung nước, điện giải giúp trẻ tránh mất nước khi sốt cao hoặc sốt kèm theo tiêu chảy.
  • Cung cấp vitamin, dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

1.1 Nước chanh - mật ong

Nước chanh - mật ong có chứa Vitamin C, B1, acid citric, acid hữu cơ... vừa có tác dụng hạ sốt, vừa giúp bổ sung nước, điện giải và nâng cao sức đề kháng cho bé.

  • Cho nước cốt chanh, mật ong vào cốc nước và khuấy đều
  • Cho trẻ uống 1 lần/ngày.

  • Không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Cho trẻ uống trước bữa ăn chính khoảng 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 - 3 giờ.
  • Không pha mật ong với nước quá nóng (trên 70 độ - vừa đun xong) vì có thể làm mất tính chất của mật ong.

1.2 Nước ép cam

Nước cam giàu vitamin C, B, rutin, chất xơ, khoáng chất... Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch chống lại virus, ngăn ngừa virus phát triển. Uống nước ép cam cũng là cách bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị sốt siêu vi rất tốt.

  • Chuẩn bị
    • 1 quả cam (khoảng 300g)
    • 1 - 2 thìa cafe đường
  • Cắt đôi quả cam, vắt lấy nước. Pha thêm đường, điều chỉnh vị phù hợp
  • Cho trẻ uống 2 lần/ngày.
    • Với trẻ 1-2 tuổi: uống 50ml/ lần.
    • Với trẻ hơn 2 tuổi: uống 100ml/ lần

  • Không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Cho trẻ uống sau khi ăn 1-2 giờ
  • Không uống sữa trong vòng 1 giờ trước và sau khi uống nước ép cam

1.3 Nước ép rau diếp cá

Rau diếp cá chứa nhiều nước, vitamin K, tinh dầu... có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt và nâng cao sức đề kháng cho bé chống lại virus.

  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
  • Cho bé uống khi khát trong 2-3 ngày đầu với lượng nước đã xay, uống 2 lần/ ngày.

  • Lá diếp cá có vị tanh hơi khó uống, mẹ có thể bỏ thêm đường vào nước ép để trẻ dễ uống hơn.
  • Không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

1.4. Nước giấm táo - mật ong

Giấm táo - mật ong có chứa acid acetic, catechin, axit cafeic và nhiều loại acid amin khác có tác dụng kháng khuẩn mạnh, hạ thân nhiệt. Cho trẻ uống nước giấm táo pha loãng là cách hạ sốt, bù nước tự nhiên, an toàn khi trẻ bị sốt siêu vi.

  • Cho giấm táo, mật ong khuấy đều với nước ấm.
  • Cho trẻ uống 2 lần/ngày

  • Không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Nên cho trẻ uống vào buổi sáng, tối, sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng sẽ tốt nhất.
  • Cho bé uống từng ngụm nhỏ

1.5. Trà gừng

Trà gừng chứa tinh dầu, zingerol có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho bé chống virus gây bệnh. Bên cạnh đó, kháng sinh tự nhiên trong gừng gừng còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm khi bé bị sốt siêu vi.

  • Chuẩn bị
    • 4 - 5 lát gừng (đã được rửa sạch)
    • 50ml nước nóng (80 - 100 độ C - vừa đun sôi xong)
  • Ngâm gừng vào nước nóng trong 15 - 20 phút
  • Cho trẻ uống 1 lần/ngày.

  • Không sử dụng khi trẻ đang trong cơn sốt
  • Không sử dụng gừng khi bị dập (đã bị biến tính chứa độc tố).
  • Nên cho trẻ uống vào buổi sáng sau ăn khoảng 1 tiếng sẽ tốt nhất.

1.6. Nước dừa tươi

Nước dừa giàu chất điện giải, đường, acid amin, vitamin C... có tác dụng bù nước khi bé bị sốt và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus. Nguồn nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, tiết kiệm thời gian chuẩn bị... nên nước dừa được nhiều mẹ sử dụng cho trẻ uống khi bị sốt siêu vi.

  • Chuẩn bị 50ml nước dừa tươi
  • Cho trẻ uống 1 lần 1 ngày.

  • Không nên sử dụng nước dừa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Nên cho trẻ uống vào các buổi sáng. Không nên cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối vì gây khó tiêu, lạnh bụng.

1.7. Sữa chua uống

Sữa chua có nhiều vitamin và các lợi khuẩn như lactic, probiotic... tốt cho hệ miễn dịch của bé giúp bé chống lại virus tốt hơn, nhanh khỏi bệnh hơn. Đặc biệt, lợi khuẩn còn có tác dụng bảo vệ đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy khi bé bị sốt siêu vi.

  • chuẩn bị 1 lọ sữa chua uống (khoảng 65ml)
  • cho trẻ uống 1 ngày 1 lần sau ăn.

  • Nên cho trẻ uống sau khi ăn sáng khoảng 2 giờ
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày nếu trẻ không uống hết.
  • Xem hạn sử dụng trên bao bì trước khi sử dụng cho bé.

1.8. Nước ép cà chua

Cà chua có chứa nhiều vitamin A, C, P, K và các acid citric là những dưỡng chất để bồi bổ, nâng cao miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bé. Uống nước ép cà chua sẽ giúp chống lại virus, ngăn ngừa virus phát triển, bổ sung nước và chất điện giải cần thiết khi trẻ bị sốt.

  • Thái nhỏ cà chua và cho vào máy ép để ép lấy nước.
  • Khuấy đều đường, nước cốt chanh với nước cà chua
  • Cho trẻ uống 2-3 lần/tuần

  • Chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi
  • Không nên dùng khi trẻ bị sốt siêu vi kèm tiêu chảy.

Ngoài các loại nước trên thì nước lọc cũng rất quan trọng và cần bổ sung thường xuyên khi trẻ bị sốt siêu vi. Mẹ nên cho trẻ uống cách 1 tiếng uống 1 lần, mỗi lần 50ml để bù nước cho con.

Để chăm sóc trẻ tốt hơn, bạn có thể tham khảo bài viết để có phương pháp chăm sóc đúng cách cho từng giai đoạn.

2. Lời khuyên của chuyên gia khi trẻ bị sốt siêu vi

2.1 Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì?

Trong giai đoạn này, các mẹ cần cho bé ăn thêm các thức ăn giàu vitamin và protein để tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại virus như: hoa quả, cá, thịt gà, thịt bò, tôm, bông cải xanh, nấm, các loại đậu...

  • Trẻ bị ốm thường chán ăn, mẹ nên xay hoặc chế biến thức ăn loãng để bé dễ ăn hơn.
  • Không nên ép bé ăn nhiều vì bé dễ bị đầy bụng và nôn.

2.2 Những thức ăn cần tránh

Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì? Nếu thức ăn không hợp lý có thể làm tăng tình trạng sốt, giảm sức đề kháng của trẻ hoặc dễ gây tiêu chảy... Mẹ nên lưu ý tránh những thức ăn sau:

  • Nước đá có thể làm trẻ bị viêm họng làm tăng tình trạng sốt của trẻ. Đồ ăn lạnh gây kích thích dạ dày - ruột, gây tiêu chảy, nôn, buồn nôn...
  • Hàm lượng protid trong trứng tương đối cao làm tăng chuyển hóa, từ đó tăng thân nhiệt của cơ thể khiến bé có thể sốt cao hơn.
  • Thức ăn cay gây nóng trong, tăng thân nhiệt, làm nghiêm trọng tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy của bé khi bị sốt.
  • Hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém khi bị sốt virus vì vậy bé không nên ăn những món khó tiêu như: đồ ăn nhiều giàu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn...

2.3 Chăm sóc trẻ thế nào khi trẻ bị sốt siêu vi

Chăm sóc bé đúng cách là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn và nhanh chóng khỏi bệnh. Mẹ nên:

  • Các con khi ốm dễ mất nước và năng lượng, nếu cho bé hoạt động nhiều quá trình mất nước và năng lượng sẽ diễn ra nhanh hơn, bé sẽ khó có sức đề kháng tốt để chống chọi với siêu vi và lâu khỏi bệnh hơn.
  • Để tăng sức đề kháng cho cơ thể bé khoẻ mạnh, chống lại virus và nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Thuốc hạ sốt chỉ được khuyên dùng khi trẻ sốt trên 38.5 độ để hạ sốt nhanh, chống co giật và các biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không an toàn, nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ mẹ nên dùng các biện pháp vật lý để hạ sốt từ từ, an toàn hơn cho con.
  • Giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn, tránh trẻ sốt cao co giật. Có 2 phương pháp lau chườm được khuyên dùng khi trẻ sốt siêu vi:
    • Chườm nóng làm nở lỗ chân lông, tăng khả năng thoát nhiệt giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên chườm nóng dễ gây nóng rát da bé khiến bé khó chịu.
    • Chườm mát có tác dụng truyền nhiệt độ nóng từ bé sang khăn giúp bé hạ sốt, giúp bé dễ chịu ngay tức thì. Mẹ có thể dùng khăn mát hoặc khăn lau có tẩm dược liệu có tác dụng hạ sốt để lau cho bé. Thông thường khăn lau hạ sốt có tẩm dược liệu hạ sốt sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • thường do virus nên mẹ không lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc, bạn cần nắm rõ được các để biết khi nào trẻ có biểu hiện nặng, khi nào trẻ khỏi bệnh để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Next Post Previous Post