Bị Chuột Rút Khi Mang Thai

Bị chuột rút khi mang bầu khiến các chị em vô cùng khổ sở. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng chuột rút ở bà bầu bao gồm:

Khi mang thai chị em gặp hàng loạt các triệu chứng của thời kì thai nghén: buồn nôn, chóng mặt, chán ăn khiến cơ thể mất cân bằng điện giải, thiếu dinh dưỡng gây nên hiện tượng co cơ. Mặt khác thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn khiến tử cung giãn ra, các cơ, dây chằng bị kéo căng tạo nên những cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng và bắp chân.

Trung bình mỗi bà bầu sẽ tăng từ 10 đến 15 kg khi mang thai. Cơ thể ngày càng nặng nề cùng với sự phát triển của em bé trong bụng gây nhiều áp lực đến phần cơ bắp ở chân, gây ra hiện tượng chuột rút.

Hiện tượng này ngày càng xuất hiện nhiều ở những tháng cuối thai kì do trọng lượng của mẹ lúc này tăng lên nhiều so với lúc chưa mang thai.

Bà bầu chuột rút có thể do cơ thể bị thiếu nước, đặc biệt vào những ngày hè oi bức, lượng mồ hôi ra nhiều mà lượng nước cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu. Vào mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại cũng là nguyên nhân gây ra chứng chuột rút bắp chân ở bà bầu về đêm.

Tiểu đường khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút ở mẹ bầu.

Bà bầu có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như: thấp khớp, phong thấp khi mang thai cũng rất dễ bị chuột rút ở bắp chân.

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Canxi là câu trả lời chính xác nhất. Trong suốt thời gian mang bầu, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kì, bà bầu cần cung cấp đầy đủ canxi để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên có thể do chế độ ăn uống không được đảm bảo khiến mẹ bầu dễ bị thiếu canxi khiến bắp chân, bắp tay đau nhức, căng cứng và dễ bị co rút.

Phương pháp chữa chuột rút cho bà bầu

Việc nằm lâu và ngồi lâu ở một tư thế khiến tình trạng chuột rút ở bà bầu nặng nề hơn bởi các mạch máu bị đè nén trong thời gian dài không lưu thông được xuống phần bắp chân. Bởi vậy mà chị em cần thay đổi tư thế nằm, nếu ngồi ở đâu thì sau 1 lúc lại di chuyển để cơ thể linh hoạt và dẻo dai, khắc phục tối đa tình trạng chuột rút bắp chân có thể xảy ra.

Làm thế nào để bà bầu không bị chuột rút? Câu trả lời là bà bầu cần phải thường xuyên vận động, thực hiện các thao tác xoay tròn khớp bàn chân từ trái sang phải.

Đều đặn hàng ngày, bà bầu dành 30 phút buổi sáng để đi bộ, đi dạo hoặc tập yoga. Việc này giúp các cơ bắp ở chân linh hoạt, vận động nhẹ nhàng, nhờ đó những cơn đau do chuột rút sẽ nhanh chóng biến mất, mang lại cuộc sống vui khỏe cho chị em.

Làm việc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bà bầu thường hay bị chuột rút về đêm. Khi mang vác những vật nặng khiến tuần hoàn máu bị ngưng trệ, vùng bắp chân chịu trọng lượng nặng nên rất dễ bị co cứng. Để không bị cơn đau do chuột rút bắp chân gây ra, bà bầu cần xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lí. Vì đang trong thời gian thai nghén nên mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ tâm lý thoải mái, ổn định, chỉ làm những công việc nhẹ vừa sức.

Có bầu bị chuột rút phụ nữ cần hết sức cẩn thận. Một mẹo nhỏ đơn giản để khắc phục tình trạng này mà chị em có thể tham khảo và áp dụng đó là ngâm chân bằng nước ấm.

Bạn pha thêm chút muối vào nước sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Ngâm chân có vai trò giúp máu lưu thông ổn định, giảm bớt các hiện tượng co cơ, cứng cơ, chuột rút thường gặp ở bà bầu.

Sức khỏe bà bầu là điều vô cùng đáng quý, nếu bà bầu không được bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ thì có thể gây ra hàng loạt triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên chú ý chọn những thực phẩm giàu canxi để ăn bao gồm: cá, trứng, sữa, cua, rau cải, vừng, tôm... Tuy nhiên chế độ ăn cũng cần đảm bảo phù hợp, mẹ bầu không ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Bổ sung canxi là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi chuột rút bắp chân ở bà bầu.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHUỘT RÚT BẮP CHÂN Ở BÀ BẦU

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với bà bầu. Nhiều trường hợp do không xây dựng chế độ ăn khoa học mà bà bầu bị suy nhược cơ thể, thiếu dưỡng chất khiến em bé trong bụng bị ảnh hưởng tiêu cực, có nhiều trường hợp sinh non, vài trường hợp khác nguy hiểm hơn có thể gây sẩy thai.

Một số món ăn bà bầu nên ăn để không bị chuột rút bao gồm:

Hến sông, gạo tẻ, ớt, chanh, hành, gia vị.

  • Đầu tiên, bạn luộc hến, lấy nước và thịt bên trong, bỏ vỏ. Đem gạo đã được vo sạch cho vào nồi nước luộc hến rồi nấu thành cháo.
  • Bạn bắc 1 cái chảo lớn lên bếp, phi thơm hành rồi bỏ thịt hến vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Khi cháo chín, bạn múc ra bát lớn, cho phần thịt hến đã được xào chín rải lên trên, bỏ thêm chút chanh và ớt vào để tăng hương vị món ăn.

Cháo hến thường được ăn nóng sẽ ngon hơn, cháo không có mùi tanh, một tuần bà bầu nên ăn khoảng 3-4 lần để tốt cho sức khỏe. Thịt hến có tính mát, cung cấp hàm lượng lớn kẽm và canxi cho cơ thể giúp ổn định chức năng cơ bắp, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị co cứng, chuột rút bắp chân ở bà bầu.

Cháo chân gà thuốc bắc cũng là một trong những món ăn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe bà bầu, giúp chị em ngăn ngừa chuột rút cơ bắp về đêm.

Chân gà, gạo tẻ, phòng âm, đương quy, hoàng kỳ.

  • Đầu tiên bạn lấy chân gà, cho lên bếp hoặc quay trong lò sao cho vàng thơm, lớp da bên ngoài bóng đẹp mắt.
  • Tiếp đến, bạn cho các thuốc nam vào đun với nước sôi thật kỹ, sau đó giữ lại phần nước và loại bỏ phần bã.
  • Cuối cùng bạn lấy gạo tẻ đã được vo sạch, chân gà cho vào nồi nước thuốc để nấu thành cháo, khi chín nêm nếm gia vị vừa ăn.

Món cháo gà thuốc bắc nên ăn nóng, một tuần ăn khoảng 2 lần. Món ăn này có tác dụng bổ huyết, tăng cường chức năng hoạt động của cơ bắp, hạn chế tối đa tình trạng chuột rút bắp chân.

  • Thường xuyên co duỗi bàn chân, bắp chân trước khi đi ngủ.
  • Không nên đứng hoặc ngồi chéo chân trong thời gian dài.
  • Trước khi ngủ nên tắm nước ấm để cơ bắp được thư giãn, máu lưu
  • Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ bà bầu không nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về phía bên trái. Nên kê một cái gối bên hông để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi ngủ.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Trung bình bà bầu cần uống ít nhất 1.5 đến 2 lít nước/ ngày.
  • Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, đơn giản để cơ thể dẻo dai, máu ở bắp chân nói riêng và toàn cơ thể nói chung được lưu thông, phòng ngừa chuột rút hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và magie vào các bữa ăn hàng ngày. Có như vậy sức khỏe phụ nữ mới được cải thiện thay vì phải sử dụng nhiều loại dược phẩm, thuốc tây có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bà bầu.

Bà bầu bị chuột rút ở bắp chân không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên và kéo dài thì các chị em cũng cần chú ý. Tốt nhất chị em nên đến bệnh viện sản khoa để được siêu âm y tế, chẩn đoán bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Next Post Previous Post