Bệnh Gì Gây Tức Ngực Khó Thở? Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Cảm giác tức ngực khó thở là gì?

Thở là hoạt động đặc trưng của sự sống. Một người bình thường hít thở khoảng 16 - 18 lần/phút, mỗi lần hít được khoảng 500 ml không khí để phục vụ cho sự hô hấp.

Rất khó để miêu tả cảm giác khó thở bằng ngôn ngữ, song chúng ta có thể tưởng tượng ra, đó là sự khó khăn của quá trình hít vào, thở ra của cơ thể. Lúc này, nhịp thở có thể chậm hoặc nhanh và gấp hơn mức bình thường.

Khó thở thường đi kèm với tức ngực, nó mang theo cảm giác nặng nề, đau tức ở một hoặc hai bên ngực khi hít vào, thở ra. Người ta gọi chung hiện tượng này là - một triệu chứng khá phổ biến hiện nay.

Tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh gì?

Đối với bản thân người bệnh, dựa vào cảm giác tức ngực khó thở, chúng ta có thể nghi ngờ mình đang mắc một trong số những bệnh lý sau:

Tức ngực khó thở do các bệnh về đường hô hấp

Tất cả các bệnh về đường hô hấp bao gồm viêm phổi, lao phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi, lao phổi, áp xe phổi, hen phế quản, khí phế thũng, tâm phế mạn đều có thể là nguyên nhân gây ra . Dấu hiệu đi kèm với đó thường là ho có đờm đặc và những tiếng thở rít.

Hiện nay, đang nằm trong nhóm 10 bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Tỉ lệ hút thuốc lá đáng báo động, cộng với sự biến đổi ngày càng xấu đi của môi trường sống đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển.

Tức ngực khó thở do bệnh về đường tiêu hóa

Nếu như thường xuyên gặp phải đi cùng với ợ hơi, khó tiêu hoặc những cơn đau khó hiểu ở vùng bụng thì hãy cẩn thận với những bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày và viêm thực quản.

Những bệnh này trước hết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của người bệnh. Sau đó, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và cái chết trước mắt chính là những biến chứng khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tức ngực khó thở do bệnh tim mạch, huyết áp

Trong y học, tức ngực khó thở cũng thường xuyên được nhắc đến như một triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, viêm xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, viêm màng ngoài tim. Quan sát ngoại hình của người bệnh có thể thấy mặt mũi tái nhợt, đặc biệt là móng tay, móng chân thường xuyên bị tím tái.

Nếu và nghi ngờ mình mắc bệnh tim mạch, huyết áp, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì những cơn nhồi máu cơ tim, suy tim, trụy tim có thấy lấy mạng bạn bất cứ lúc nào.

Tức ngực khó thở do một số bệnh lý khác

Đau dây thần kinh liên sườn hay viêm sụn sườn sẽ dẫn đến tình trạng tức ngực khó thở ở hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ gây ra những phiền phức nhất định cho cuộc sống của người bệnh mà ít khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Béo phì cũng được coi là một bệnh khiến người ta cảm thấy , ngay cả khi được ngồi nghỉ ngơi hay chỉ vận động nhẹ nhàng. Điều này xảy ra do sự tăng khối lượng mỡ quá mức, làm cơ hoành giảm sự đàn hồi uyển chuyển, ảnh hưởng đến sự thông khí. Chưa dừng lại ở đó, béo phì còn tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh khác phát triển, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh xương khớp...

Ngoài ra, bệnh cúm gia cầm H5N1 và H7N9 ở người cũng có những triệu chứng điển hình là tức ngực khó thở, kèm theo sốt cao, rét run và thân người tím tái. Nếu đang sống trong vùng có dịch hoặc bản thân thường xuyên phải tiếp xúc với gia cầm, hãy hết sức cẩn trọng trước tình huống nguy hiểm này.

Một số trường hợp tức ngực khó thở không phải bệnh lý

- Sau khi chạy một quãng đường dài, tim thường đập rất nhanh, nhịp thở trở nên khó khăn và cũng có thể cảm thấy tức ngực. Đó là do các cơ quan chưa thích ứng kịp với tần suất hoạt động mạnh, và chúng sẽ trở lại bình thường khi cơ thể được nghỉ ngơi.

- Phụ nữ mặc áo ngực chật cũng dễ gây ra tình trạng vì khí huyết không lưu thông được. Khi đó, hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực rộng rãi và thoải mái hơn.

- Trong những phút giây căng thẳng hay xúc động quá mức, người ta cũng thường cảm thấy tức ngực, khó thở. Tự trấn an bản thân là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Thường xuyên bị tức ngực khó thở phải làm sao?

Nếu tức ngực khó thở lặp lại một cách khó hiểu và làm phiền cuộc sống của bạn, bạn có quyền nghi ngờ bản thân mình đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Lúc này, ngồi ở nhà đoán già đoán non không thể làm tình trạng tốt lên, hãy đến gặp bác sĩ để biết câu trả lời và hướng đi chính xác nhất.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình hình bằng một số biện pháp sau:

- Tập thể dục hàng ngày trong phạm vi sức khỏe của bản thân. Nếu là người yêu thích sự nhẹ nhàng, hãy chọn bơi lội, yoga, ngồi thiền hoặc đi bộ, chúng rất có ích cho sức khỏe.

- Tránh xa thuốc lá và bia rượu.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh nếu có thể.

- Cân bằng chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả.

- Đeo khẩu trang và luôn giữ ấm cơ thể mỗi khi ra đường.

- Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý.

Nguồn: chúng tôi
Next Post Previous Post