Chương Iv – Cách Tiến Công, Tập Kích
Du kích bao giờ cũng tiến công. Có 2 cách tiến công, một là tập kích, hai là phục kích.
TẬP KÍCH
Muốn tập kích được thắng lợi phải chuẩn bị rất bí mật và chu đáo, lúc tiến đánh phải nhanh chóng và kiên quyết. Vậy cần làm đúng mấy điều sau này: trinh thám, xếp kế hoạch, bắt đầu ra đi, lúc đến chỗ tập kích, xung phong, sau khi tập kích.
1. Trinh thám
Muốn đánh du kích cần biết rõ: A) Tình hình quân giặc. B) Địa hình. C) Tình hình chính trị. Phải biết rõ các tình hình thì mới xếp đặt kế hoạch được. Đánh được hay thua phần lớn nhờ việc trinh thám này.
A- Trinh thám tình hình quân giặc
a) Số người bao nhiêu, thuộc về thứ lính gì, súng ống thế nào, hành động thế nào, sức chiến đấu mạnh hay yếu, phòng bị và canh gác thế nào, bọn quan thế nào.
b) Gần đó có bộ đội khác của quân giặc không, số người nhiều hay ít, có thể tǎng thêm không, quân giặc đôi bên liên lạc với nhau thế nào, đi lại với nhau bằng cách gì. Phải hiểu rõ tình hình này thì mới tránh khỏi các sự bất ngờ.
Ví dụ: Các khu du kích ở Hoa Bắc (Tàu) nhờ dân chúng giúp sức nên việc trinh thám tình hình quân giặc làm được chu đáo. Quân Nhật cử động thế nào đội du kích đều biết đích xác. Cho nên đội du kích bao giờ cũng đánh được quân giặc, không bao giờ phải thua vì nếu sợ thua là không đánh.
Tại huyện Bình Định có 200 quân Nhật đóng trong một làng. Vì đề phòng du kích đánh úp chúng xếp nhiều lính gác chung quanh chỗ chúng đóng. Nhờ dân chúng giúp sức, đội du kích trinh thám được đích xác chỗ các lính Nhật gác và nhất là giờ đổi gác, lợi dụng đêm tối và lúc lính gác mệt mỏi, phái người rất khôn khéo và nhanh nhẹn thoạt đến giải quyết bọn lính gác trong lúc đại đội du kích 1 tiến đánh quân Nhật đương say ngủ trong làng.
B- Trinh thám địa hình
a) Từ chỗ đội du kích đến chỗ quân giặc đóng có mấy con đường, lớn nhỏ thế nào, có chỗ ẩn nấp và có tiện đi lại hay không?
b) Dọc đường có chỗ ẩn nấp không, có địa hình, địa vật lợi cho ta không, nhất là gần giặc có chỗ tốt ẩn núp không, đường tiến thoái thế nào?
C- Trinh thám về chính trị
a) Quân giặc đối với dân chúng thế nào? Có cướp của, đốt nhà giết người không? Nhân dân đối với giặc thế nào? Đối với cách mạng thế nào?
b) Quân lính của giặc ǎn ở thế nào, tinh thần thế nào, đối với quan của chúng thế nào, đối với dân và đối với cách mạng thế nào? Dân chúng có thể giúp đội du kích được cái gì, làm thế nào tổ chức sự liên lạc với dân chúng.
2. Xếp đặt kế hoạch và chuẩn bị
Trinh thám các tình hình đầy đủ rồi, thì đội trưởng và chính trị phái viên nghiên cứu kế hoạch tập kích theo những nguyên tắc kể trước đây. Nếu điều kiện tập kích không đủ thì mình có thể làm cho điều kiện ấy đầy đủ bằng cách lừa gạt quân thù, náo phía đông đánh phía tây, lừa quân thù vào chỗ dễ tập kích. Xếp đặt kế hoạch tập kích cần chú ý mấy điều này:
A- Chọn lúc tập kích
Tập kích tốt nhất vào 4 lúc này.
a) Đêm tối. Đêm tối thì dễ bí mật, cử động dễ không cho quân thù biết. Nhưng đêm tối thì chóng mệt và hay nhầm đường. Tuy vậy đội du kích đã luyện tập thạo và kỷ luật nghiêm thì cũng không ngại gì.
b) Sắp sáng. Đội du kích ở xa lại, cả đêm phải đi, chực lúc sắp sáng tiến đánh quân giặc lúc quân giặc đương say ngủ, đánh xong là vừa sáng, rất là thuận tiện.
c) Đầu hôm. Đầu hôm giặc canh gác sơ sài, ban ngày đội du kích ẩn núp dọc đường, đến đầu hôm vào đánh úp thì dễ thắng lợi, nếu không thắng lợi nhân đêm tối rút lui cũng dễ dàng.
d) Ban ngày. Tập kích ban ngày rất khó. Muốn tập kích ban ngày phải có đủ mấy điều này: 1) giặc rất xoàng, không có thành luỹ pháo đài, lại không nhanh nhẹn; 2) giặc lẻ loi; 3) giặc khinh thường không đề phòng mưu mẹo của đội du kích; 4) gặp mưa to gió lớn, mù nhiều, dễ ẩn nấp, dễ lại rất gần quân giặc.
B- Chuẩn bị tập kích
Trước khi đi tập kích cần chuẩn bị đầy đủ những điểm sau này:
a) Ước định với nhau trước những dấu hiệu nhất là dấu hiệu lúc nào tiến đánh, lúc nào xung phong.
b) Phòng khi tập kích không thành phải thối (1) , ước định với nhau trước nên thối đường nào, tập họp chỗ nào.
c) Như đường đi hay đường về phải qua sông, trèo núi, phải dự bị trước các đồ đạc cần dùng như bè, phao, dây, v.v.. Còn như tập kích lô cốt hay nhà cửa thì cần đem đồ phá hoại, đồ đốt cháy.
d) Trong phạm vi không sợ lộ bí mật, phải cho bộ đội biết trước cuộc tập kích và tuyên truyền cổ động họ chuẩn bị cho đầy đủ để nắm chắc phần thắng lợi.
C- Tuyệt đối giữ bí mật
Kế hoạch hay đến mấy nếu để lộ ra cho quân thù biết thì nguy, ta nên cần tuyệt đối giữ bí mật cho kế hoạch tập kích, không cần đem toàn thể kế hoạch cho mọi đội viên đều biết, người nào cần biết phần nào chỉ cho biết phần ấy thôi, và lúc nào nên cho biết điều gì đến lúc ấy sẽ cho biết. Có khi muốn được hoàn toàn bí mật và để đánh lừa quân giặc, lúc ra đi mình đi một hướng giả, rồi sau mới quay lại hướng đúng của mình.
3. Bắt đầu ra đi
a) Lúc đi đường, không đi đường to cho đến đường con nếu cần cũng tránh, tốt nhất là tìm đường mới hẳn mà đi, nhưng chú ý đừng để lạc đường, đừng để chậm trễ hay quá mỏi mệt.
b) Lúc hành quân tuyệt đối phải yên tĩnh, tránh tiếng ồn, ánh sáng, trừ người trinh thám được lên đạn, mọi người đều không được lên đạn phòng khi súng nổ bất ngờ.
c) Phải có người trinh thám ǎn mặc như thường đi trước để do thám tình hình.
d) Lúc hành quân nếu gặp lính gác của giặc thì nên tránh, hoặc nếu có thể được thì bắt sống hay im lặng giết chết, quyết không bắn súng, không làm động. Nếu không may gặp phải quân thù thì phải rất nhanh chóng và kiên quyết tiến đến tập kích nhưng đồng thời phải đề phòng quân thù không để quân thù chiếm trước chỗ tốt để đánh lại mình.
4. Lúc đến chỗ tập kích
a) Phải rất bí mật tập hợp tại chỗ ẩn nấp để tập kích, chỗ ẩn nấp ấy không nên quá xa chỗ quân giặc đóng, cũng không nên quá gần.
b) Nhanh chóng triệu tập những người chỉ huy, phân phối công tác, lần cuối cùng xem xét lại tình hình quân giặc. Nếu bắt sống được lính gác của giặc để tra hỏi thì càng hay.
c) Lúc tập kích cần chú ý mấy điều này: không nên quá phân tán quân lực, thông thường nên phân làm đôi, phần nhỏ kiềm chế quân giặc trong lúc phần đông tiến đến tập kích. Nếu có nhiều người nên phái một bộ phận nhỏ ẩn nấp tại con đường quân giặc có thể rút lui để đón đánh. Nếu cần cũng nên phái một số người ẩn núp tại các con đường do các con đường ấy (1) quân giặc ở gần có thể đến cứu bọn bị tập kích. Số người ̐ 5;y phải phá cầu, phá đường, cắt dây thép (2) .
d) Đâu đó xếp đặt xong thì ra dấu hiệu tiến công.
5. Xung phong
a) Dấu hiệu tiến công đã ra là phải xung phong ngay đánh úp quân giặc trở tay không kịp. Chú ý không nên bắn súng vì bắn súng hiệu quả ít lại động quân thù. Tốt nhất là dùng giáo mác để đâm chém.
Ví dụ trận tập kích của chi đội du kích họ Triệu tại trấn Dương Phòng gần Bắc Bình ở Hoa Bắc. Lính gác của Nhật đã bị giải quyết, đội du kích đến tận gần, quân Nhật mới biết, nhưng đại đao, giáo mác đã quay tít mù đã giết chết phần lớn quân giặc, còn phần nhỏ muốn kháng cự nhưng chẳng mấy lâu cũng bị giải quyết sạch. Trong trận tập kích này bên du kích chỉ có một số ít bộ đội mà lại được rất nhiều quân giặc. Lại còn bắt tù đ 432;ợc hơn một trǎm. Được toàn thắng là nhờ đánh bằng giáo mác, nếu dùng súng thì nhất định không được hoàn toàn như thế. Một người đội viên du kích thường hỏi bọn quân Nhật bị bắt chúng sợ cái gì nhất, bọn này đều nói chúng sợ nhất cái giáo dài hình thoi của đội du kích.
b) Nếu quân giặc trong lúc bị tập kích rút vào nhà để chống cự thì ta phải tìm cách đốt nhà, chực chúng ra thì giết, nếu không ra cũng bị chết thiêu.
c) Tập kích xong phần lớn bộ đội phải rút ngay, chỉ để lại số ít thu nhặt các đồ lấy được và xử lý tù binh. Nếu quân giặc thoát được một phần thì có thể đuổi theo đánh cho hết tiệt, nhưng phải phòng quân cứu viện của giặc và cũng không nên đuổi xa quá.
d) Nếu tập kích không thành công, vì quân thù quá mạnh hay đã phòng bị, hay có viện binh đến thì đội du kích phải rất kiên quyết và rất nhanh chóng thối ngay không nên trù trừ, chỉ để lại một đội nhỏ tinh nhuệ che chở cho đại đội rút lui. Tập họp chỗ nào phải ước định với nhau trước.
6. Sau khi tập kích
a) Tập kích xong, đại đội rút về một địa điểm khá xa chỗ tập kích. Số bộ đội ở lại thu xếp đồ đạc và xử lý tù binh cũng làm mau để rút về địa điểm. Nếu có người bị thương bao giờ cũng cẩn thận đưa đi trước.
b) Nếu tập kích đánh tan được quân giặc, và nếu quân cứu viện của giặc không thể đến được thì bộ đội du kích có thể lưu lại chỗ tập kích ít lâu để tuyên truyền tổ chức dân chúng và trừ diệt phản động. Lúc còn ở đó, dầu sao cũng không nên đóng trong làng xóm, vì sợ tàu bay đến đánh, phải đóng nơi bí mật, xa làng xóm một ít. Đối với tù binh, nếu đem đi không tiện thì sau khi tra hỏi và tuyên truyền có thể tha họ về, nhưng không nên l 897; cho họ biết những điều bí mật của mình. Bao giờ có cǎn cứ địa đàng hoàng mới nên bắt tù binh về giam. Công việc đâu đấy xong rồi, lúc kéo đi phải trá hình và đi phương hướng giả để giữ bí mật.
Tập kích thành luỹ. Muốn tập kích thành luỹ quân thù phải xếp kế hoạch rất khôn khéo và chu đáo.
a) Trước khi tập kích phải chuẩn bị nội công, nghĩa là có người theo mình mà bí mật ở chung với quân thù trong thành, có khi là binh lính của chúng. Lúc tập kích trong ngoài hưởng ứng với nhau thì quân thù nhất định chết.
Ví dụ: Một đội du kích của Đội quân thứ 8 trong lúc tập kích
thành Trú Châu, nhờ có 1 nghìn 6 nguỵ quân (nguỵ quân là quân người Tàu do Nhật cai quản) phản lại đánh Nhật nên đội du kích hạ thành Trú Châu rất dễ và giết được hơn 2 trǎm quân Nhật.
b) Chọn chỗ quân thù không phòng bị tìm cách khôn khéo lẻn vào thành rồi nổi lên tập kích.
Ví dụ: Quân Nhật có lập một trường tàu bay ở thành Dương Ninh. Khắp ba mặt thành chúng xây đắp thành luỹ rất vững chãi, còn một mặt thì không phòng bị gì hết vì mặt ấy tiếp cận với một con sông lầy ai không biết mà lội qua thì lún mất tích. Người chỉ huy đội du kích sau khi điều tra và thí nghiệm đích xác nếu chạy qua sông rất nhanh thì không sợ lún, nên khéo dùng lối ấy qua sông lọt vào thành đốt cháy 20 cái tàu bay của Nhật rồi bí mật rút mất.
c) Giả làm quân thù, kéo vào thành rồi đánh úp.
Ví dụ: Một đội du kích của Đội quân thứ 8 muốn đánh một thành nhỏ ở Tích Dương, một hôm giả ǎn mặc như một đội quân Nhật nghiễm nhiên tiến vào thành, lính gác không biết cứ để cho vào. Vào thành lại được hoan nghênh tử tế. Chính trong lúc ấy đội du kích quay ra đánh úp giết sạch quân Nhật rồi tháo lui ngay.
d) Quân giặc có việc kéo ra ngoài thành, hoặc do mình khôn khéo dụ ra ngoài thành rồi lợi dụng lúc ấy tập kích chúng và nhân đó xông vào thành.
Cách đối phó nếu quân thù tập kích mình. Đội quân du kích chuyên tập kích quân thù chứ không bao giờ để cho quân thù tập kích mình. Tuy vậy, đội du kích cũng phải phòng xa, nếu không may bị quân thù tập kích thì có thể đối phó thắng lợi.
Lúc đội du kích đóng tại một nơi nào, nhất là trong làng thì cần phải canh gác rất cẩn thận, cấm người ra vào làng và bao giờ cũng đề phòng quân thù đến tập kích. Nếu bị tập kích thì lực lượng chính quân du kích phải rút lui ngay. Nhưng rút xong rồi phải liệu thế quật lại đánh úp quân giặc để cứu vớt số người mình bị bắt hay chưa thoát kịp. Lối đánh quật lại như thế thường được thắng lợi vì quân giặc lúc ấy tưởng đội du kích chạy rồ ;i không phòng bị gì.
cpv.org.vn
————————————–
1. Sự kiện thành lập Đảng: Vào những nǎm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục dâng lên khắp đất nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá mạnh mẽ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một trào lưu cách mạng mới xuất hiện, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân.
Những phần tử tiên tiến trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình đó và đã đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên.
Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội. Đông Dương Cộng sản Đảng ra Chánh cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước tiến mạnh. Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng cũng được thành lập. Tháng 9-1929, những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là yêu cầu phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác – Lênin không cho phép tồn tại tình hình là trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Vì vậy tổ chức một Đảng duy nhất của giai cấp công nhân là yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc đó.
Nhận được tin có các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các tổ chức cộng sản này thống nhất lại.
Sau khi nắm được tình hình trên, Nguyễn ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại biểu đến dự Hội nghị. Riêng Đông Dương Cộng sản liên đoàn, không kịp cử đại biểu đến dự được, sau Hội nghị này đã xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tr.10.
2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến (chính sách cộng sản thời chiến): Chính sách kinh tế của nước Nga Xôviết thi hành trong thời kỳ nội chiến và chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc (1918-1920). Theo chính sách này, chính quyền Xôviết không chỉ kiểm soát công nghiệp lớn mà còn kiểm soát cả công nghiệp nhỏ và vừa, nắm độc quyền mua bán lúa mì, cấm tư nhân buôn bán lương thực, trưng mua lương thực thừa của nông dân, nắm hàng tiêu dùng và nông sản để cung cấp cho quân đội , công nhân và nhân dân lao động. Chính quyền Xôviết thi hành chế độ nghĩa vụ lao động đối với tất cả các giai cấp, kể cả giai cấp tư sản, theo nguyên tắc “ai không làm thì không ǎn”.
Việc thực hiện chính sách cộng sản thời chiến lúc đó là hết sức cần thiết và đúng đắn. Nhờ đó đã huy động được sức người, sức của phục vụ cho công cuộc chiến đấu chống bọn bạch vệ và bọn can thiệp, giữ vững chính quyền Xôviết non trẻ. Sau khi đập tan bọn can thiệp vũ trang và kết thúc cuộc nội chiến, chính sách cộng sản thời chiến được thay bằng chính sách kinh tế mới (NEP) tháng 3-1921. Tr.28.
Chia sẻ:
Facebook
Twitter
Tumblr
Like this:
Số lượt thích
Đang tải...